Tạm thời chưa nói đến cuốn tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam này nhé. Để tôi kể cho bạn nghe 1 thông tin đáng “quan ngại” mà tôi vừa nghe được sáng nay trên 1 kênh channel khá uy tín về tài chính. Đó là:

  • Theo nghiên cứu của 1 tổ chức tài chính quốc tế thì tỷ lệ hiểu biết về tài chính ở người trưởng thành tại Việt Nam chỉ đạt 19%. Trong khi đó con số này ở Thái Lan là 24%. Và ở Sing thì lên đến 59%

Vậy người Việt Nam sẽ làm gì để nâng cao hiểu biết tài chính?

Họ học, học qua các khóa học làm giàu. Họ học qua các video trên Youtube, các trang blog tài chính. Cũng như tìm đến những cuốn sách.

Và cuốn Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam này nằm trong sự lựa chọn của khá nhiều bạn đọc hiện nay.

Nhưng mà hượm đã bạn ơi, trước khi mua hãy đọc bài review sách này của tôi. Vì thực sự thì cuốn này MUA CŨNG ĐƯỢC mà KHÔNG MUA CŨNG CHẲNG SAO.

Lý do là gì? Bắt đầu nhé…

Mục lục

Sự thật về cuốn tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam

Nếu bạn để ý thì sẽ thấy cuốn sách này cũng khá là nổi tiếng, đồng nghĩa với việc review về nó sẽ giúp bạn kiếm được Bác Hồ. Nhưng với tư cách là một blogger dạo thì tôi nhận thấy đây không thật sự là một mỏ vàng.

Sự thật về cuốn tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam

Tại sao vậy?

Đơn giản thôi, cuốn sách này chỉ được gần 900 lượt tìm kiếm 1 tháng. Mà mức độ cạnh tranh thì rất là cao. Khá là khó nhằn đối với 1 trang blog chỉ có 1 người làm từ A-Z như tôi.

Nhưng mà tôi vẫn phải viết, chỉ vì 1 câu chuyện như thế này…

Chuyện nghèo

“Cho tao vay 2000đ với, mày có không?”

Nó lục túi rồi trả lời “Tao còn đúng 1000đ đây thôi”

“Thôi, 1000đ cũng được. Tao còn 2000đ đây, đủ mua 1 gói mì tôm rồi”

“Thế mày mua mà ăn đi, rồi tối sang nhà tao. Nhà tao vẫn còn đồ ăn. Thế nhé!”

Nó nói rồi vút đi thẳng.

Mùa hè sinh viên 2011 của tôi như vậy đó. Nghèo đến nỗi không có nổi 3000đ để mua 1 gói mì tôm. Không phải do điều kiện nhà tôi nghèo, mà là do tôi không biết quản lý tài chính.

Sinh viên mà, cứ đầu tháng thì xõa. Còn đến cuối tháng thì ăn mì tôm trừ bữa. Mà có mì tôm ăn cũng là tốt rồi. Cái cảnh đó cứ theo tôi đến hết cả đời sinh viên.

Mì tôm đôi khi cũng là điều xa xỉ
Với sinh viên, mì tôm đôi khi cũng là điều xa xỉ

Cuối cùng, khi tôi ra trường đi làm, tôi quyết tâm thay đổi về tài chính. Nhưng do vẫn còn ham chơi, tôi chỉ tìm hiểu qua loa. Và chỉ biết quản lý tài chính theo nguyên tắc 6 chiếc hũ.

Mọi điều chỉ thật sự thay đổi khi đến năm 2016, tôi kiếm được nhiều tiền hơn, cần quản lý tài chính 1 cách bài bản hơn. Tôi lao đầu vào đọc mọi thứ liên quan đến tài chính. Xem ngấu nghiến mọi video kinh tế. Đi học hết khóa học làm giàu này đến khóa học làm giàu nọ.

Và quả ngọt cũng đến, khi năm 2019 tôi đã 1 lượng kiến thức về tài chính đáng kể. Nhưng đó là lúc mà cả thế giới gặp 1 biến cố lớn…

Đại dịch covid 19

Triều đại covid năm thứ 1 diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán 2020, đó là 1 cú sốc lớn với thị trường tài chính toàn cầu. Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Mọi người khó khăn về tài chính hơn rất nhiều, chi tiêu dè dặt, tình hình ảm đạm.

Giữa lúc đó tôi đi học 1 khóa về tài chính cá nhân với hi vọng cải thiện tình hình hiện tại. Cũng như nâng cấp bản thân. Trong khóa học đó, có 1 học viên đề cập tới cuốn sách đang khá nổi lúc bấy giờ “Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam”. Và anh ta hỏi diễn giả có nên đọc và làm theo cuốn sách này không?

Diễn giả đó lạnh lùng trả lời “Sách như beep, đọc để làm gì?”

Lúc đó tôi ngạc nhiên, vì tôi có biết về cuốn sách này. Nó được PR khá nhiều trên tiki cũng như 1 vài blog tài chính khác là sách tài chính đầu tiên viết bởi người Việt Nam, dành cho người Việt Nam. Tại sao lại có chuyện đó được?

Anh diễn giả nói thêm “Cuốn đó đã làm sai lệch tư tưởng tài chính của khá nhiều người. Anh khuyên là không nên đọc”.

Tại sao 1 người có kiến thức tài chính như vậy lại chê cuốn sách thậm tệ đến vậy được nhỉ?

Tôi sẽ kể tiếp lý do cho bạn nghe ngay sau đây! Nhưng trước tiên. tôi phải giới thiệu qua cho bạn về tác giả cuốn sách.

Một cao thủ đầu không mưng mủ

Chờ chút, đoạn này tôi sẽ giới thiệu khá chi tiết về tác giả. Nếu bạn đã biết tác giả là ai thì có thể bỏ qua và đọc đoạn tiếp. Còn nếu chưa đọc, hãy bớt chút thời gian để đọc. Vì khi bạn mua 1 cuốn sách, bạn nên biết rõ tác giả của cuốn sách là ai.

Thường 10 ông viết sách thì có tới 7,8 ông là background khủng. Ông thì khủng về gia thế, ông thì khủng về học vấn. Có những ông thì khủng về tải sản. Và tác giả của cuốn sách này – Lâm Minh Chánh cũng không phải ngoại lệ.

Bỏ mức lương 5000$ để khởi nghiệp ngoài tuổi 40

Anh Chánh tốt nghiệp MBA hạng ưu trường Đại học Công nghệ Sydney, học bổng AusAID chính phủ Úc vào những năm 1999. Ngày ấy bằng MBA thật sự là một thứ gì đó xa xỉ và thực sự ghê gớm.

Tác giả Lâm Minh Chánh
Tác giả Lâm Minh Chánh đầu hơi hói chút

Trước khi khởi nghiệp, anh Lâm Minh Chánh Chánh có 17 năm làm Quản lý cấp cao cho các tập đoàn nước ngoài: Trưởng phòng kinh doanh và chức vụ người Việt cao nhất tại tập đoàn phim ảnh Mỹ Kodak (94-97). Giám đốc Kinh doanh và chức vụ người Việt cao nhất tại công ty bảo hiểm AIA (2000-2004). Giám đốc Kinh doanh Prudential (2004-2006). Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh Daiichi Life (2006) và Tổng Giám đốc Chứng khoán Đại Việt (2007-2008).

Tuy nhiên, vào năm 2009, sau một thời gian dài làm quản lý cho các tập đoàn nước ngoài, ước mơ lập doanh nghiệp của anh đã bùng lên. “Tôi muốn mình làm chủ và được thực thi các quyết định”, anh tâm sự và cho biết bản thân muốn đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Anh Lâm Minh Chánh Chánh có 11 năm kinh nghiệp khởi nghiệp: Sàn giao dịch Vàng thế giới, hệ thống trung tâm Toán hoa kỳ Mathnasium, web TMĐT Hangtumy, Web vé xe, khách sạn Pasoto, Trường Đào tạo QTKD BizUni và đầu tư vào một số startup, doanh nghiệp khác. (Nguồn: vnxpress.net)

Rõ ràng với 1 học vị khủng và kinh nghiệm thương trường đầy mình như vậy thì việc viết ra 1 cuốn sách đúng chuyên môn của mình là điều không khó. Tuy vậy, vẫn có những lời chê cho cuốn sách tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam.

Tôi tin là bạn muốn biết lý do tại sao người ta chê nó. Tôi cũng có những lý do như vậy.

Nhưng hãy để tôi kể cho bạn biết những điểm hay, tuyệt vời của cuốn sách đã nhé!

3 điều mà bạn sẽ thích cuốn tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam

Trước khi bắt đầu, tôi muốn nói với bạn rằng tất cả những điều dưới đây đều là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi. Tôi có thể cho rằng cuốn sách hay, nhưng bạn thì không. Và cũng có thể là ngược lại. Do vậy, hãy cứ tham khảo thôi nhé!

Tôi sẽ bắt đầu với điều đầu tiên…

Sách tài chính cá nhân đầu tiên dành cho người Việt Nam

Không sai. Suốt hơn 4000 năm lịch sử, từ thời các vua Hùng cho đến chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Từ triều Lý dời đô cho đến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, thì đây là cuốn sách tài chính đầu tiên viết dành cho người Việt.

Có lẽ bạn sẽ tự hỏi, suốt lịch sử của ngành xuất bản sách ở Việt Nam mà lại chưa có cuốn sách tài chính nào hay sao?

Ồ không, sách tài chính thì có rất nhiều. Nhưng đa số là dịch từ nước ngoài. Còn sách được viết bởi 1 tác giả người Việt và bằng tiếng dân tộc (Kinh) thì đây là cuốn đầu tiên.

Nhưng mà viết cho người Việt thì có gì đâu mà bạn phải cảm thấy thích thú? Không phải tác giả ngoại viết thì sẽ hay hơn sao? (hàng ngoại bao giờ cũng tốt hơn ấy mà).

Cũng không sai luôn, những tác giả nước ngoài đều có kiến thức rất phong phú. Nhiều người trong số họ còn là những diễn giả tầm cỡ thế giới. Nhưng sẽ có 1 bất cập không hề nhỏ.

Sách tài chính nước ngoài
Những cuốn sách tài chính như thế này đa phần đều từ nước ngoài

Cái này sẽ được giải thích ở điều số 2…

Những kênh tài chính rất Việt Nam

Nhà tôi 3 đời đọc sách tài chính, tôi là đời đầu tiên. Tuy nhiên khi đọc những sách tài chính của nước ngoài, các tác giả thường đưa ra những kênh tài chính thông dụng trên đất nước đó. Điển hình như Mỹ, họ có những quỹ hỗ tương. Nếu mới tìm hiểu về tài chính chắc chắn bạn sẽ không hiểu quỹ hỗ tương là cái quần què gì.

Còn đối với cuốn sách này, anh Lâm Minh Chánh đưa ra những kênh tài chính rất Việt Nam như chơi hụi (hay còn gọi là bốc họ), bảo hiểm nhân thọ, vàng hay căn hộ kỳ nghỉ.

Hốt hụi tại Việt Nam
“Kênh tài chính” bốc bát họ rất Việt Nam

Điều này đã làm cho cuốn sách trở nên khá dễ đọc và dễ hiểu. Đặc biệt với những bạn chưa có kiến thức quá nhiều về tài chính vẫn có thể “thông não” được.

Và những kiến thức ấy sẽ…

Tạo tiền đề để hiểu về thế giới tài chính

Nhưng mà phần này lại được rất nhiều người tranh cãi nè.

Nếu bạn là 1 người lớn, bạn sẽ thấy 1+1=3, dễ ẹc phải không nào? Tuy nhiên với 1 đứa trẻ 2 tuổi, đó vẫn là 1 câu hỏi chưa có lời giải.

Tương tự như vậy, cuốn sách tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam này cũng vậy. Nếu bạn đã là 1 người am hiểu về tài chính, bạn sẽ thấy nó không có gì đáng nói. Nhưng nếu bạn là 1 người mới tìm hiểu về tài chính, thì đây thực sự là một kho tàng kiến thức.

Để tối lấy ví dụ, trong cuốn sách, tác giả có đề cập đến quy trình: Kiếm tiền -> Sử dụng & Tiết kiệm -> Bảo vệ -> Đầu tư -> Mục tiêu tài chính cá nhân. Rõ ràng đây không phải là 1 kiến thức mới, vì đã được nhắc khá nhiều trên sách báo. Nhưng nếu bạn là một tấm chiếu mới thì điều này hoàn toàn hữu ích phải không nào?

Quy trình tài chính trong tài chính cá nhân dành cho người việt nam
Quy trình tài chính cá nhân không mới

Hay về mô hình kim tứ đồ của tác giả Robert Kiyosaki cũng vậy. Hoàn toàn là những kiến thức mới đối với những tấm chiếu chưa từng trải.

Không thể phủ nhận tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam có khá nhiều điểm tích cực. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhưng điểm khiến cá nhân tôi chưa thực sự hài lòng.

Tôi sẽ tiếp tục trình bày với các bạn ngay sau đây!

2 điều mà bạn sẽ không thích ở tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam

Tuy đã đến đây, nhưng tôi vẫn muốn nhắc lại với các bạn rằng: Tất cả những điều dưới đây đều là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi. Tôi có thể cho rằng cuốn sách không hay, nhưng bạn thì không. Và cũng có thể là ngược lại. Do vậy, hãy cứ tham khảo thôi nhé!

Còn bây giờ sẽ là điều đầu tiên…

Kiến thức

Ồ, chờ chút, có điều gì nhầm lẫn ở đây chăng? Tôi vừa trình bày phía trên là cuốn sách này sẽ tạo tiền đề để bạn hiểu về thế giới tài chính. Vậy mà nó lại không hay về mặt kiến thức ư?

Kiến thức tài chính trong cuốn sách không sâu
Kiến thức tài chính trong cuốn sách không sâu

Sự thật là như vậy đấy. Nhưng hãy để tôi giải thích cho bạn hiểu.

Kiến thức ở trong cuốn sách này rất tuyệt vời đối với người mới. Nhưng nó đang rơi vào 1 điểm rất không hay, đó là : CHUNG CHUNG. Có rất nhiều điểm mà tác giả mô tả rất chung chung ở trong cuốn sách này. Nhưng tôi sẽ lấy 2 ví dụ điển hình để bạn dễ hình dung ra.

Ví dụ 1:

Trong mục đầu tư tiền, tác giả có giới thiệu và 1 vài phương pháp đầu tư như trái phiếu, cổ phiếu, vàng… Tất cả những mục này, có lẽ cả những người mới cũng biết. Tuy vậy, tác giả lại không chỉ rõ phương thức để thực hiện những phi vụ đầu tư thế này. Tất nhiên là cuốn sách không dày đến mức để có thể viết cặn cẽ về những phương thức đầu tư này. Nhưng ít nhất tác giả cũng nên cho chúng ta biết lúc nào thì nên đầu tư, khi nào thì nên rút, cách bắt đầu như thế nào, cần những gì để đầu tư… một cách cơ bản để bạn đọc dễ hình dung ra.

Ví dụ 2:

Tác giả cũng có đề cập đến việc mua nhà hay thuê nhà. Đây là bài toán muôn thưở, nhất là đối với những gia đình trẻ. Bạn muốn mua 1 căn nhà trị giá 3 tỉ, trả trước 30% tương đương 900tr. Bạn vay ngân hàng 2,1 tỉ với lãi suất 10%/năm và trả trong vòng 20 năm.

Thu nhập thụ động

Đây là điểm mà tôi không đồng tình nhất với tác giả. Theo tác giả thì thu nhập thụ động thức là không làm gì mà vẫn có ăn. Và cho rằng điều đó là hoàn toàn sai, vì đã trái với lời dặn dò của Idol Huấn Rose.

Thu nhập thụ động được hiểu chưa đúng
Thu nhập thụ động trong cuốn sách được hiểu chưa đúng

Tuy nhiên tôi cho rằng thu nhập thụ động được định nghĩa như vậy là chưa đầy đủ. Một tác giả viết sách, họ có thể làm việc cật lực trong 2 năm. Và sau khi xuất bản sách, tiền bản quyền, và các loại khác sẽ mang về cho họ một nguồn thu nhập thụ động mà họ không cần phải làm việc nữa.

Tương tự như vậy, một youtuber hay 1 blogger cũng có thể làm việc liên tục để cho ra đời 1 kênh youtube hay 1 trang blog. Và sau đó họ sẽ có được nguồn tiền hàng tháng đều đặn.

Tất nhiên, họ vẫn phải làm những việc như tái bản sách, chỉnh sửa chút ít nội dung, trả lời comment…

Nhưng tất cả đều là những công việc nhỏ so với khi họ bắt đầu. Và đó chính là thu nhập thụ động. Nguồn thu nhập được rất nhiều bạn trẻ hiện nay tạo ra.

2 điều trên có thể đều là những hạt sạn không quá lớn, nhưng nó khiến cho cuốn sách mất đi sự hoàn hảo. Bạn có thể đồng ý với tôi hoặc không đồng ý vì ý kiến cá nhân của bạn.

Nhưng hãy luôn nhớ 1 điều…

Không có chuyện làm giàu nhanh chóng, hãy cẩn thận

Dù là bạn có đọc quyển sách này hay không. Hay đọc những cuốn sách tài chính khác. Tham gia các khóa học làm giàu này nọ thì hãy nhớ điều trên: Không có chuyện làm giàu nhanh chóng.

Bill Gates đã từng hỏi Warren Buffett rằng: Cách làm giàu của ông rất dễ dàng thực hiện là làm theo, nhưng tại sao lại có rất ít người làm? Buffett đã trả lời rằng: Vì chẳng có ai thích làm giàu chậm cả.

Muốn làm giàu nhanh là ước mơ của tất cả mọi người. Nhưng điều đó là rất rủi ro, thậm chí là những cái bẫy. Do vậy, hãy luôn giữ cho mình 1 cái đầu tỉnh táo. Và học hỏi thật nhiều kiến thức mới, đặc biệt là tài chính.

Vậy ai là người nên đọc cuốn sách này? Và những ai thì không nên?

Tôi sẽ tiếp tục…

Đối tượng đọc cuốn tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam

Trước tiên sẽ là những đối tượng nên đọc cuốn sách này.

Những người nên đọc sách

  • Những người chưa có hiểu biết về tài chính cá nhân.
  • Người có hiểu biết, nhưng ở mức độ thấp.
  • Người ham muốn tìm hiểu về tài chính.
  • Người thích đọc sách.
  • Nhà phê bình sách.

Còn những đối tượng sau thì không nhất thiết phải đọc

  • Chuyên gia tài chính.
  • Người có hiểu biết sâu rộng về tài chính.
  • Người lười đọc sách.

Tất nhiên, nói vui như vậy thôi. Thực tế thì chỉ cần bạn đã đọc bài review này và cảm thấy cuốn sách vẫn có độ hấp dẫn thì hãy quất nó. Còn không thì thôi.

Hay thậm chí là chỉ cần thích tên của cuốn sách hoặc bìa của nó thôi cũng đủ lý do để cho bạn mua nó rồi.

Còn như tôi đã nói ở tiêu đề bài viết, cuốn sách này mua cũng được. Mà không mua cũng chẳng sao.

Nhưng đừng chỉ nghe tôi nói, hãy xem những độc giả khác đánh giá thế nào về cuốn sách này nhé!

Đánh giá của độc giả về cuốn sách tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam

Đây là đánh giá của độc giả trên trang Tiki (tính đến thời điểm hiện tại)

Đánh giá từ Tiki
Cuốn sách nhận được gần 939 lượt vote 5* trên tổng số 1152 đánh giá

Còn đây là nhận xét trên trang Goodreads

Đánh giá từ trang Goodreads
Cuốn sách nhận được 92% đánh giá 4* và 5*

Bạn thân mến, đến đây thì hẳn bạn đã đưa ra quyết định của mình rồi phải không? Hãy đưa ra 1 lựa chọn sáng suốt nhé.

Nếu bạn muốn mua sách thì có thể click vào các link bên dưới để mua nhé (vì tôi sẽ được 1 chút tiền hoa hồng từ việc đó). Hãy ủng hộ một blogger nghèo 🙁

MUA NGAY sách giảm giá tại đây:

Sách tài chính cá nhân dành cho người việt nam

Tổng kết

Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam là một cuốn sách tài chính đầu tiên dành cho người Việt. Tuy vẫn còn những hạt sạn, nhưng tôi tin rằng nếu bạn đọc cuốn sách và tìm hiểu thêm những kiến thức tài chính mới thì tương lai tài chính của bạn sẽ rất vững mạnh.

Trên đây là những chia sẻ từ blog Một Cuốn Sách. Còn bạn, bạn đã đọc cuốn này chưa? Chia sẻ cảm nghĩ với tôi, hoặc recommend cho tôi những cuốn sách hay về kinh tế, tài chính dưới phần comment nhé!

—————————————–

Nếu bài viết có ích cho bạn, nó cũng sẽ có ích cho người khác, hãy share để mọi người cùng đọc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here